Khi một người lớn tuổi hay người bị cận thị nặng có triệu chứng giảm dần thị lực trung tâm thì có khả năng hoàng điểm của họ có vấn đề – một trong các vấn đề đó là bệnh lỗ hoàng điểm
Lỗ Hoàng điểm là gì?
Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một chỗ rách trong hoàng điểm, hoàng điểm là phần trung tâm chịu võng mạc trách nhiệm xử lý chi tiết các hình ảnh. Hoàng điểm là phần trung tâm của võng mạc và là phần nhạy cảm nhất của võng mạc.
Nguyên nhân gây ra Lỗ Hoàng Điểm?
Lỗ hoàng điểm thường xảy ra do áp lực lên hoàng điểm. Mắt được chứa đầy bởi các chất gel trong gọi là dịch thủy tinh thể. Khi lớn tuổi, dịch thủy tinh thể thường trở nên lỏng hơn và có thể bị kéo rời khỏi hoàng điểm. Điều này gây ra vết rách ở hoàng điểm, hình thành lỗ hoàng điểm. Nguyên nhân khác gây ra lỗ hoàng điểm là cận thị nặng, khi sự kéo dài của nhãn cầu mắt gây nên áp lực lên hoàng điểm, làm hoàng điểm bị rách.
Tính trạng lỗ hoàng điểm có thể có một số nguyên nhân như:
-
Thương tích nghiêm trọng ở mắt;
-
Sưng võng mạc trung tâm (sưng điểm vàng);
-
Cận thị;
-
Tiền sử bị bong võng mạc;
-
Co kéo dịch kính – hoàng điểm. Khi chất gel trong mắt bắt đầu co lại và kéo ra khỏi võng mạc và viền ở đằng sau mắt.
Các triệu chứng của Lỗ Hoàng Điểm?
Một vài triệu chứng của lỗ hoàng điểm bao gồm giảm dần dần thị lực trung tâm hay thị lực bị móp méo (nhìn các đường thẳng thành những đường gợn sóng). Cách tốt nhất để phát hiện lỗ hoàng điểm là phải kiểm tra mắt. Bác sĩ mắt sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt để làm giãn đồng tử tạm thời để bác sĩ có thể kiểm tra các lỗ thủng phía sau mắt (võng mạc). Mắt cũng được chụp cắt lớp không đau kết hợp quang học (một tia sáng được sử dụng để kiểm tra các lớp khác nhau của võng mạc) để đánh giá tình trạng của hoàng điểm.
Đối tượng thường mắc phải tình trạng lỗ hoàng điểm
Lỗ hoàng điểm liên quan đến lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Đó là một tình trạng không đau, có thể xảy ra mà không báo trước. Chỉ có một mắt thường bị ảnh hưởng nhưng có khoảng 10% mắt thứ hai có nguy cơ bị như vậy. Lỗ hoàng điểm không dẫn đến mất thị lực hoàn toàn vì tầm nhìn ngoại vi không bị ảnh hưởng.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng lỗ hoàng điểm
Bạn có thể có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:
-
Phụ nữ trên 60 tuổi;
-
Có một số rối loạn về mắt, chẳng hạn như cận thị cao, chấn thương mắt, võng mạc.
Có phương pháp nào điều trị Lỗ Hoàng Điểm không?
Lỗ hoàng điểm được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ dịch kính, một hình thức phẫu thuật nội soi sử dụng các que thông đưa vào bên trong mắt để cắt bỏ dịch kính. Sau đó một loại khí được chích vào trong mắt để thay thế dịch kính và ngăn chặn sự co kéo võng mạc. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm ở tư thế úp mặt xuống từ một đến hai tuần để bong bóng khí ép lên hoàng điểm và bịt kín lỗ thủng. Mắt sẽ được làm đầy lại một cách tự nhiên bằng chất dịch. Tỉ lệ thành công trong việc cải thiện được thị lực là từ 60 đến 80% tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
-
Mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ;
-
Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ nếu bạn đang bị tiểu đường;
-
Thường xuyên khám mắt, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lỗ hoàng điểm.
Bạn nên tìm hiểu các triệu chứng của tình trạng này. Khi nhận thấy mình có vấn đề mắt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.