Tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió: Đâu là sự khác biệt?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió là hai loại tinh dầu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai loại tinh dầu này. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm (gió) qua nguồn gốc

  • Tinh dầu tràm trà có nguồn gốc từ cây tràm trà (Melaleuca Alternifolia), có tên tiếng Việt là Tràm trà, có nguồn gốc từ Úc. Cây tràm trà là loại cây thân gỗ cao từ 20-30m, lá màu xanh lục, đôi khi là xanh xám. Hoa tràm trà tạo thành các khối dọc theo thân cây, có gai màu trắng (màu kem) dài từ 3-5cm.

  • Tinh dầu tràm có nguồn gốc từ cây tràm (Cajeput Oil), có tên tiếng Việt là Tràm gió, có nguồn gốc từ Việt Nam. Cây tràm là loại cây thân gỗ cao từ 35m, vỏ cây có màu xám, nâu, lá màu vàng nhạt xếp xen kẽ nhau, hoa có màu trắng, kem hoặc xanh lục vàng, hoa mọc thành từng cụm dài ở cuối càng cây.

2. Phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm qua thành phần

  • Tinh dầu tràm trà chứa hai thành phần chính là Terpinen-4-o và Gamma-terpinene.
  • Tinh dầu tràm chứa hai thành phần chính là Cineol (eucalyptol), α-terpineol.

3. Phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm qua đặc điểm

  • Màu sắc: Tinh dầu tràm trà có màu vàng nhạt, sóng sánh. Khi để lâu trong chai, lọ kín sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Tinh dầu tràm có màu khá trong, để lâu sẽ chuyển sang màu vàng hơi xanh lục.
  • Mùi hương: Tinh dầu tràm trà mới được chưng cất sẽ có mùi hơi hắc, cảm giác cay nồng. Tuy nhiên, theo thời gian, mùi hương sẽ dịu dần, hít vào có cảm giác the mát, thông mũi, mát họng. Mùi hương của tinh dầu tràm trà lưu giữ được khá lâu từ 5-6 giờ đồng hồ. Tinh dầu tràm có mùi hơi hăng, nồng và dễ bay hơi trong không khí.
  • Phản ứng khi thoa lên da: Tinh dầu tràm trà thẩm thấu khá nhanh, không có cảm giác nhờn rít hay mẩn đỏ, giữ ẩm tốt. Đôi khi còn mang lại cảm giác mát lạnh. Tinh dầu tràm có khả năng gây kích ứng da, cần pha loãng trước khi sử dụng.
  • Thử nghiệm với nước: Khi nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà với nước sẽ dễ dàng quan sát thấy tinh dầu không tan trong nước, phần tinh dầu sẽ nổi lên mặt nước.

4. Phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm qua công dụng

  • Tinh dầu tràm trà có nhiều công dụng như:

+ Trị ho, cảm lạnh, giảm các triệu chứng đau bụng, giúp vết thương nhanh lành.

+ Kháng viêm, kháng khuẩn tốt, hiệu quả với tình trạng mụn trứng cá, kết hợp cải thiện tình trạng nấm móng chân, nấm da đầu và điều trị các bệnh ngoài da khác.

+ Được sử dụng trong nhiều sản phẩm kem đánh răng, mỹ phẩm dưỡng da, nước rửa tay, nước súc miệng.

  • Tinh dầu tràm có nhiều công dụng như:

+ Điều trị các vấn đề liên quan tới xương khớp, giảm đau nhức và cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp.


+ Dùng để đuổi côn trùng, nhiễm trùng đường sinh dục.

+ Giúp an thần, ngủ ngon và tạo hương thơm.

+ Là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm xà phòng, mỹ phẩm và tạo hương vị lạ, kích thích sự ngon miệng cho thực phẩm.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng tinh dầu tràm trà hay tinh dầu tràm lên da cần phải được sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ.

Tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm đều là những loại tinh dầu quý, có nhiều tác dụng. Tùy từng mục đích sử dụng khác nhau, mà chúng ta sử dụng tinh dầu Tràm Trà hay tinh dầu Tràm gió.