U mí mắt, u mỡ vàng

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

U vàng hay u mí mắt là tình trạng khá phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nó là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

U vàng hay u mí mắt là tình trạng lắng đọng mô mỡ dưới da, có màu hơi vàng giới hạn rõ với vùng da xung quanh, thường ở trên hoặc quanh mí mắt. U vàng thường không đau và không gây hại. Tuy nhiên, chúng gây mất thẩm mỹ và có thể cắt bỏ. U vàng có thể có tính chất di truyền. Trong một số trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của tình trạng cholesterol trong máu cao, báo hiệu nguy cơ bệnh xơ vữa động mạc

Chẩn đoán u vàng

Việc chẩn đoán u vàng không khó nhờ màu sắc và vị trí đặc trưng của nó. U vàng thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ mắc cao nhất khoảng 40-50 tuổi. Khi mảng u vàng hình thành, nó phát triển chậm đến kích thước nhất định và không bị thoái triển. Thông thường, chức năng của mí mắt không bị suy yếu, rất hiếm gặp tình trạng sụp mí.


Cách điều trị u vàng mí mắt?

Có 2 phương pháp kinh điển để cắt bỏ u vàng:

  • Dùng hóa chất bóc bỏ

  • Phẫu thuật cắt bỏ

Phương pháp điều trị u vàng bằng cách bóc bỏ chuyên biệt

Đây là lựa chọn tốt nhất để điều trị hầu hết các trường hợp bị u vàng vì nó ít nguy cơ và bóc bỏ được hoàn toàn u vàng.

Phương pháp bóc bỏ này được tiến hành bằng cách áp hoá chất tẩm trên một mảnh giấy thấm có sẵn và có thể thực hiện ở nhà mà không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Vùng u được vẽ giới hạn cẩn thận để tránh tiếp xúc với mắt. Sau khi áp hoá chất vào, da sẽ chuyển sang màu trắng trong khoảng nửa giờ đồng hồ, sau đó chuyển sang hơi đỏ và bắt đầu tróc vảy. Khi áp dung dịch vào vùng cần điều trị, bệnh nhân cần giữ yên cho đến khi mảnh giấy khô đi, khi đó sẽ không gây nguy hiểm cho mắt.

Sau khi điều trị, không được chạm vào vùng u vàng, và không cố bóc nó đi. Một tuần sau đó, vảy sẽ tự tróc. Phần vảy tróc ra có chứa một phần da cũng như toàn bộ hoặc một phần của u vàng.

Phương pháp cắt bỏ u vàng truyền thống

Phương pháp này sử dụng dao mổ và các mũi khâu. Phương pháp này rất hiệu quả tuy nhiên cần phải gây tê và để lại sẹo và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Kỹ thuật này đã có từ lâu và đến nay vẫn còn sử dụng, tuy nhiên nó để lại sẹo quanh vùng mắt gây mất thẩm mỹ. Phẫu thuật viên còn dùng phương pháp này cho rằng sẹo sẽ trông giống những nếp nhăn quanh mắt, dù vậy trong một số trường hợp vết sẹo khá rõ và chỉ được che đi sau khi trang điểm.

Phương pháp sử dụng laser để loại bỏ u vàng

Phương pháp này không để lại sẹo và ít nguy cơ bị nhiễm trùng, nó cũng ít gây chảy máu trong và sau phẫu thuật sẽ được gây tê tại chỗ và bảo vệ mắt suốt quá trình phẫu thuật.

Lợi ích chính của phẫu thuật này là sự chính xác của laser và không để lại sẹo sau khi vết thương lành hẳn. Hiện nay, đây là phương pháp được ưa thích hơn bởi các bác sĩ da liễu được huấn luyện sử dụng laser phẫu thuật chuyên nghiệp.

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất chỉ rõ cách cài đặt laser tốt nhất cho quá trình phẫu thuật cắt bỏ này.

Tuy nhiên, thông thường, máy sẽ được cài đặt sao cho laser chỉ lấy đi phần ngoài nhất của da từ từ mà không đi sâu vào lớp dưới da sẽ được gây tê tại chỗ cần phẫu thuật và quá trình được tiến hành từ từ, chậm rãi cho đến khi vùng u được lấy đi hoàn toàn.

Laser không đi quá sâu vào mô dưới da vì sẽ để lại sẹo. Suốt quá trình phẫu thuật, sẽ được đeo kính bảo vệ mắt phù hợp để tránh laser ảnh hưởng đến mắt.

Theo dõi

Bệnh nhân cần được kiểm tra mức độ lipid trong máu, những người bị tăng nồng độ lipid máu cần được khảo sát nguy cơ bệnh mạch vành, điều này giúp phòng ngừa bệnh mạch vành và điều trị khi có chỉ định.

Các nốt u vàng có thể không cần phẫu thuật nếu bệnh nhân không mong muốn cắt bỏ vì lí do thẩm mỹ.

Có nhiều phương pháp điều trị u vàng như phẫu thuật cắt bỏ, sử dụng laser, tuy nhiên u vàng vẫn có thể bị tái phát sau một thời gian sau phẫu thuật dù lựa chọn phương pháp nào.

Các thuốc làm giảm lipid máu và ăn kiêng có hiệu quả rất hạn chế đối với các u vàng tại mắt.