Phẫu thuật Phaco – Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Phẫu thuật Phaco là gì?

Thể thủy tinh là một bộ phận trong suốt của mắt, giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Thể thủy tinh nếu không còn trong suốt mà trở nên mờ đục sẽ ngăn cản không cho ánh sáng đi qua, dẫn đến mờ mắt. Bệnh lý này được gọi là đục thủy tinh thể. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể nhận thấy một chút mây mờ do chỉ có một phần nhỏ của thể thủy tinh bị ảnh hưởng. Khi đục thủy tinh phát triển khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật, thường là phẫu thuật Phaco.

Phẫu thuật Phaco (viết tắt của phacoemulsification). Đây là một phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến. Phẫu thuật viên lấy thủy tinh thể bị đục (cườm khô) ra bằng cách sử dụng sóng siêu âm nhũ tương hóa thủy tinh thể, nghĩa là phẫu thuật viên làm cho nó nhão ra và tách thành nhiều mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài. Sau đó phẫu thuật viên đặt trở vào một thủy tinh thể nhân tạo (gọi là kính nội nhãn-IOL).

Ưu điểm của phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quảng Nam

Phẫu thuật Phaco là phẫu thuật dùng năng lượng từ đầu tuýp Phaco để tán nhuyễn Thủy Tinh Thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, thay vào đó là một Thủy Tinh Thể nhân tạo. Đây là phẫu thuật an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay với những ưu điểm:

– Thời gian phẫu thuật từ 3-5 phút.

– Được khám và phẫu thuật bởi bác sĩ Châu Âu 

– Không đau, không chảy máu, vết mổ nhỏ 2.2mm, không cần khâu, giảm tối đa tỷ lệ loạn thị sau mổ.

– Giảm các tổn thương mô nội nhãn

– Thị lực phục hồi sau 2h và xuất viện ngay trong ngày.

– An toàn, giảm thiểu các biến chứng của phẫu thuật.

– Có thể điều chỉnh được các tật khúc xạ (cận, viễn và loạn thị).

 

QUY TRÌNH KHÁM VÀ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ

– Khám mắt, chỉ định phương pháp phẫu thuật

– Siêu âm mắt, đo tính công suất Thủy Tinh Thể nhân tạo

– Làm các xét nghiệm chức năng khác nếu có chỉ định của bác sĩ

– Tư vấn trước mổ, làm hồ sơ phẫu thuật

– Làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

– Khám toàn thân trước mổ: đo huyết áp, khám nội khoa. Chỉ định điều trị nếu có bệnh lý nội khoa như: tăng huyết áp, …

– Tra thuốc kháng sinh, thuốc giãn đồng tử vào mắt mổ

– Uống thuốc ổn định nhãn áp

– Tiến hành phẫu thuật theo phương pháp được bác sĩ chỉ định

– Nằm nghỉ ngơi và khám lại trước khi ra viện

– Khám lại sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc bất cứ lúc nào thấy có biểu hiện bất thường như: đau nhức, nhìn mờ, …